Thứ Sáu, 29 tháng 6, 2012

Môi trường sống của con người đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam



Môi trường sống của con người đang ngày càng bị ô nhiễm nặng nề, đặc biệt là ở các nước đang phát triển như Việt Nam.

Anh/ chị hãy bày tỏ hiểu biết của mình trong một bài văn nghị luận có độ dài 400/600 về vấn đề trên?



I. GTVĐ

Vấn đề môi trường sống của con người trên trái đất đã và đang bị ô nhiễm là một vấn đề cấp bách đối với bất kì quốc gia nào. Vì nó gây ra những hiện tượng biến đổi khí hậu dẫn đến những thảm hoạ thiên tai khủng khiếp. Ở Việt Nam sự ô nhiễm môi trường là báo động. Chúng ta cần nhận thức vấn đề này như thế nào? Thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, và giải pháp để giải quyết vấn đề này thế nào, chúng ta hãy cùng bàn luận.

II. GQVĐ.

Môi trường sống của con người là một khái niệm rộng. Nó bao gồm tất cả các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con người, có ảnh hưởng đến cuộc sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và mọi sinh vật trên trái đất. Môi trường có hai loại chính: đó là MT tự nhiên và MT xã hội. 

MTTN: bao gồm các thành phần tự nhiên như địa hình, địa chất, đất trồng, khí hậu, nước, sinh vật,... MTXH: là tổng thể các mqh giữa con người với con người, quan hệ cá nhân với cộng đồng thể hiện bằng luật pháp, thể chế, cam kết, quy định,...

1. Hiện trạng mt sống của chúng ta.

- Ô nhiễm nguồn không khí: các nhà máy đã và đang thải ra mtkk một nguồn cacbonnic khổng lồ, các loại axit, các loại khí gây hiệu ứng nhà kính, khói bụi xe hơi và các loại động cơ khác,... đã ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ và chất lượng cuộc sống của con người, nó gây ra nhiều bệnh về đường hô hấp,...

- Ô nhiễm nguồn nước: hiện nay TG và đặc biệt là VN đã bị ô nhiễm nguồn nước, nhu cầu về nước uống và nước sinh hoạt ở nhiều vùng miền đang bị thiếu nghiêm trọng, số lượng người được sử dụng nước sạch chiếm tỉ lệ không lớn. Các nguồn nước: ao, hồ, sông, suối, biển cả đại dương, nguồn nước ngầm, nước mưa,...

- Ô nhiễm nguồn đất: đất đai ngày càng bị thoái hoá, bị rửa trôi, rác thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt, rác thải bệnh viện,... đã và đang làm cho nguồn đất đai bị cạn kiệt, khô cằn....

- Ô nhiễm về ánh sáng, âm thanh tiếng ồn tại các đô thị lớn trong các dịp lễ tết của VN&TG thì sự quá tải về cường độ và loại ánh sáng... đã gây ra các bệnh lí về mắt: âm thanh của các loại động cơ quá lớn đặc biệt ở các đô thị lớn cũng ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống của con người.

2. Nguyên nhân- Hậu quả.

a. Nguyên nhân
 

*Khách quan: 

- Tình trạng nóng lên của trái đất gây ra những biến động lớn về khí hậu toàn cầu dẫn đến các hiểm hoạ thiên tai ngày càng khủng khiếp: lũ lụt, động đất, sóng thần, hạn hán, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp...

- Tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn, rừng phòng hộ, diện tích bao phủ bị giảm ngiêm trọng, nó gây ra biến đổi khí hậu: ví dụ bão lũ tại các tỉnh miền Trung Việt Nam tháng 10 năm 2009 gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và tài sản quốc dân...

- Luật pháp chưa thực sự nghiêm minh, chưa đủ mạnh để ngăn chặn mọi sự vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường...

* Chủ quan:

- Ý thức của con người không tôn trọng luật pháp bảo vệ môi trường.

- Vì lợi nhuận kinh tế trước mắt mà các công ti, nhà máy xí nghiệp đã bất chấp luật pháp thải ra môi trường, nước thải công nghiệp chưa qua xử lí, rác thải công nghiệp, rác thải y tế, rác thải sinh hoạt không phân huỷ được,...

- Nhận thức của con người về ô nhiễm môi trường còn rất hạn chế...

b. Hậu quả.

- Ô nhiễm mt nước – sản xuất, sinh hoạt bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Nhiều loại dịch bệnh xuất hiện...

- Ô nhiễm mt đất ảnh hưởng xấu đến cây trồng, vật nuôi và con người. 

- Ô nhiễm mt không khí: gây ra rất nhiều laọi bệnh về đường hô hấp....

3. Giải pháp.

- Khắc phục những nguyên nhân trên (phân tích và dẫn chứng)

- Nêu một số quốc gia, thành phố, các vùng miền trên thế giới và Việt Nam có môi trường xanh-sạch-đẹp để lấy làm mô hình áp dụng cho những nơi có môi trường ô nhiễm.

- Hệ thống pháp lí, chế tài nghiêm minh để xử phạt thích đáng cho các cá nhân và tổ chức vi phạm.

- Giáo dục ý thức cộng đồng về BVMT.

III. KTVĐ.

- VN- một nước đang phát triển, vấn đề ô nhiễm mt là 1 vấn đề hết sức cấp bách...

- Cần phải thực hiện các giải pháp trên một cách đồng bộ, thường xuyên để khắc phục những hậu quả của sự ô nhiễm mt, tạo ra mt sống trong lành cho con người,...

- Bài học cho mỗi người dân vn.

(Sưu tầm)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét