Thứ Ba, 3 tháng 7, 2012

Trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, chủ tích Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì?


Đề 2: Trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn độc lập, chủ tích Hồ Chí Minh đã trích dẫn những bản tuyên ngôn nào? Việc trích dẫn đó có ý nghĩa gì?
BÀI GIẢI GỢI Ý
Thí sinh có thể trình bày theo nhiều cách, nhưng cần nêu được những nội dung cơ bản sau : 

a. Trong phần mở đầu bản Tuyên ngôn Độc lập, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã trích dẫn hai bản Tuyên ngôn : 

- Tuyên ngôn Độc lập của Mỹ năm 1776.

- Tuyên ngôn Nhân quyền và Dân quyền của Cách mạng Pháp năm 1791.

b. Ý nghĩa của việc trích dẫn: 

- Tác giả tạo một cơ sở pháp lý vững chắc cho bản tuyên ngôn để khẳng định quyền độc lập tự do của dân tộc Việt Nam là “một lẽ phải không ai chối cãi được”, đồng thời tạo tiền đề cho lập luận nêu ở phần sau.

- Tác giả thể hiện thái độ trân trọng tinh hoa văn hóa nhân loại, đề cao truyền thống bình đẳng, nhân đạo, tư tưởng dân chủ tiến bộ của hai nước Pháp và Mỹ để tranh thủ sự ủng hộ của nhân dân thế giới.

- Tác giả muốn từ vấn đề nhân quyền để “suy rộng ra” và phát triển thành quyền dân tộc. Đây là đóng góp lớn về tư tưởng của Hồ Chí Minh đối với phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới. 

- Tác giả cũng chỉ ra cho thực dân Pháp thấy rõ: nếu chúng âm mưu tái chiếm nước ta là xúc phạm đến nguyên lý về quyền độc lập tự do mà chính tổ tiên của chúng đã nêu ra trước kia. Đây là lối tranh luận “lấy gậy ông đập lưng ông” thể hiện thái độ vừa kiên quyết vừa khôn khéo của tác giả. Mặt khác, khi đặt ba bản tuyên ngôn ngang nhau, tác giả còn bộc lộ sâu sắc niềm tự hào dân tộc.
ST

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét